GỐI HẠC NHỌN
Tên khác: Củ rối có mũi, Trúc vòng.
Tên khoa học: Leea guineensis G. Don; thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
Tên đồng nghĩa: Leea acuminata Wall.; Leea aurantiaca Zoll.; Leea manillensis Walp.;
Mô tả: Cây bụi cao tới 1m hay hơn. Thân có rãnh. Lá 2 lần kép, không lông; lá chét bậc 3 hình bầu dục, cứng, gốc tù, có mũi nhọn ở đầu, mặt dưới nhạt hơn mặt trên, không đen lúc khô. Cụm hoa ngù dày, có lông mịn; hoa hồng hay đỏ, 5 lá đài, 5 nhị đính trên cánh, bầu hình đĩa. Quả mọng đỏ rồi đen, bẹp, to cỡ 1cm. Cây ra hoa vào mùa thu, tháng 7-9.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Leeae Manillensis).
Phân bố sinh thái: Gặp mọc trong các savan cỏ, và cả ở chỗ ẩm trong rừng, bìa rừng ở nhiều nơi, từ Hoà Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh cho tới Khánh Hoà, và Lâm Đồng (Ðà Lạt) còn phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan.
Công dụng, cách dùng: Cũng được dùng như Gối hạc chữa phong thấp đau sưng đầu gối, dùng rễ ngâm rượu uống và xoa bóp chỗ đau.