SƠN ĐẬU CĂN
Mã SP: Son dau can
Thông tin
SƠN ĐẬU CĂN
 
Radix Sophorae tonkinensis
 
Rễ phơi hay sấy khô của cây Sơn đậu hay "Hoè Bắc bộ" (Sophora tonkinensis Gagnep.), họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả
 
Rễ có hình trụ, dài, thường chia nhánh, dài, ngắn khác nhau, đường kính 0,7 - 1,5 cm. Mặt ngoài có màu nâu đến màu nâu xỉn, có nếp nhăn dọc không đều và những lỗ bì nổi lên theo chiều ngang. Chất cứng, bền, dai, khó bẻ gẫy. Mặt gẫy màu nâu nhạt, gỗ màu vàng nhạt. Mùi đặc biệt (mùi đậu). Vị hơi đắng.
Vi phẫu
Lớp bần có vài hàng đến 10 hàng tế bào, có khi hơn. Phía ngoài của lớp vỏ, có 1 - 2 hàng tế bào hoá gỗ thành dày chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, tạo thành một vòng không liên tục. Mô mềm vỏ và libe rải rác có các bó sợi. Tầng sinh libe - gỗ thành vòng tròn. Phần gỗ phát triển. Tia gỗ rộng, có 1 - 8 tế bào; mạch hình tròn, thường rải rác đơn lẻ, 2 hoặc nhiều mạch hơn họp thành đám, một số chứa chất màu nâu. Sợi gỗ xếp thành đám rải rác. Tế bào mô mềm chứa đầy hạt tinh bột. Một số chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ.
Bột
 
Hạt tinh bột to nhỏ không đều, đơn hoặc kép 2 - 6 hạt. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, mảnh bần, mảnh mô mềm có chứa hạt tinh bột.
Định tính
 
A. Nhỏ 1 giọt dung dịch natri hydroxyd (TT) vào bên ngoài rễ, sẽ hiện màu đỏ cam đến đỏ huyết để lâu không phai.
B. Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trong cách thuỷ 30 phút, lọc, bốc hơi dịch lọc đến cắn, thêm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 1% (TT) để hoà tan cắn, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT), sẽ có tủa màu vàng nhạt.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4.).
Bản mỏng: Silicagel G, đã hoạt hoá ở 1100C trong 30 phút.
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac đậm đặc (8: 2: 0,2).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột thô dược liệu, thêm 5 ml cloroform (TT) và 0,2 ml amoniac đặc trong khoảng 15 phút, lọc. Bốc hơi dịch lọc tới cắn. Hoà tan cắn trong 0,5 ml cloroform.
Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1 g bột Sơn đậu căn, chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch thuốc thử Dragendorf (TT). Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
 
Không quá 13% (Phụ lục 5.16, 1 g, 1050C, 5 giờ).
Tạp chất (Phụ lục 9.4)
 
Cổ rễ và mảnh thân còn sót lại:  Không quá 2%.
Tạp chất khác: Không quá 1 %.
Chế biến
 
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Bào chế
 
Loại bỏ thân còn sót lại và các tạp chất khác, ngâm nước, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hay sấy khô.
Bảo quản
 
Để nơi khô.
Tính vị, quy kinh
 
Khổ, hàn, có độc. Vào các kinh phế, vị.
Công năng, chủ trị
 
Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng thông lợi yết hầu (họng). Chủ trị: Hoả độc uất kết, họng và lợi răng sưng đau.
Cách dùng, liều lượng
 
Ngày dùng 3 - 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Kiêng kỵ
 
Tỳ vị hư hàn không dùng.
 
Tài liệu dẫn: 2002: Dược điển Việt Nam III
Nhận Xét
Phản hồi:
Tên *
Nội dung *
Rating *
Mã bảo vệ
Captcha
Nhập mã bảo vệ *
SẢN PHẨM KHÁC

VÂN MỘC HƯƠNG

VIỄN CHÍ

VÔNG VANG

SÀI HỒ BẮC

SA SÂM BẮC

SÀI HỒ NAM

RIỂNG

RIỂNG NẾP

RUNG RÚC

TRỨNG CUỐC

TỤC ĐOẠN

TỬ THẢO

TỬ UYỂN

MỘC HƯƠNG

MIÊN TỲ GIẢI