LÙ MÙ
Tên khác: Ngoại mộc nhẵn.
Tên khoa học: Allophylus glaber (Roxb.) Boerl.; thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Tên đồng nghĩa: Allophylus triphyllus (Burm.f.) Merr.
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây bụi cao 2-3m, có các nhánh phủ lông rất ngắn. Lá có 3 lá chét, có cuống chung dài 2-3cm, với lông nâu nâu rất ngắn; lá chét xoan ngọn giáo, dài 8-11cm, dai dai, hơi lượn sóng ở mép, nhọn-tù, hơi có răng, mặt trên nâu đen, mặt dưới sáng hơn và lấp lánh. Hoa trắng, thành chùm vượt quá lá. Quả hạch, hình cầu 7-8mm màu đen đen.
Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân phơi hay sấy khô của cây Lù mù (Folium et Cortex Allophyli Glabris).
Phân bố sinh thái: Cây phân bố ở Ustralia, Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta cây mọc rải rác từ Bắc vào Nam, đặc biệt có nhiều ở rừng ngập mặn Vũng Tàu.
Thành phần hóa học:Chưa tìm thấy tài liệu nào nghiên cứu.
Công dụng, cách dùng:Chữa phụ nữ sinh nở khó khăn thường phối hợp lá cây Lù mù với lá của cây Đinh hương Vân Nam (Luculia pinceana Hooker in Curtis), sắc uống. Ngoài ra vỏ thân cây Lù mù còn chữa kiết lỵ.