LỤC LẠC TÙ
Mã SP: LỤC LẠC TÙ
Thông tin
LỤC LẠC TÙ
 
Tên khác: Muồng một lá, Sục sạc lõm, Sục sạc tà.
Tên khoa học: Crotalaria retusa L.; thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Tên đồng nghĩa:Lupinus cochinchinensis Loureiro.

Đặc điểm thực vật (Mô tả): 
Cây thảo hằng năm, mọc đứng cao tới 1m. Lá đơn, hình trứng ngược tới ngọn giáo ngược, cỡ 3 - 9 x 1 -4cm, thon hẹp ở gốc, tròn tù hay lõm ở đầu, có lông mịn ở mặt dưới, cuống lá 3mm; lá kèm 2mm, tồn tại. Cụm hoa ở ngọn, kéo dài, cao 15 - 30cm, thưa hoa, với 10 - 20 hoa. Hoa có cuống 5 - 10mm, lá bắc hình ngọn giáo có đuôi, lá bắc con dạng sợi; đài dạng chuông, cao 12mm, có lông mịn rải rác; tràng hoa màu vàng khía tía, thò ra ngoài đài; cánh cờ hình trứng, cánh bên hình trứng, cánh cờ cong về phía giữa; bầu không cuống, nhẵn, chứa 15 - 19 noãn. Quả đậu gần hình trụ, có cuống ngắn, thò dài ra ngoài, dài 2,5 - 5cm, rộng 1 - 2cm; hạt hình tim, to 4 x 3mm, vàng nâu tới đen đen. Cây ra hoa tháng 11 đến tháng 1, có quả chín vào tháng 1 - 4.

Bộ phận dùng: Toàn cây phơi hay sấy khô của cây Lục lạc tù (Herba Crotalariae Retusae).

Nơi sống và thu hái: 
Loài liên nhiệt đới mọc ở vùng cát dựa rạch, các bãi cỏ, dọc các sông, trên các bãi cát, vùng thấp ở bờ biển từ Hải Phòng Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh đến Côn Sơn, Phú Quốc.

Thành phần hoá học: 
Hạt chứa alkaloid độc là monocrotaline, retronecine N-oxide, retusine, retusamine, hastanecine. Lá chứa indican.

Công dụng, cách dùng: 
Hạt rang lên, bỏ vỏ, dùng ăn được. Cây được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh đường hô hấp. Cây được dùng ở Ấn Độ trị ghẻ và ngứa lở. Ngoài ra người ta còn dùng lá sắc uống trị quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Trung Quốc (Vân Nam), toàn cây được dùng trị ho khan.
Nhận Xét
Phản hồi:
Tên *
Nội dung *
Rating *
Mã bảo vệ
Captcha
Nhập mã bảo vệ *
SẢN PHẨM KHÁC

SA SÂM NAM

SÀN XẠT

RUỐI

TRÚC DIỆP SÂM

TRƯƠNG QUÂN

TRƯỜNG SINH LÁ RÁCH

LỤC THẢO

LỤC LẠC TRẮNG

LỤC THẢO HOA THƯA

LƯỠI RẮN

LƯỠI RẮN TRẮNG

KIM VÀNG

KÍNH

KINH GIỚI NHĂN

KINH GIỚI PHỔ BIẾN