ANH ĐÀO
Tên khoa học: Prunnus cerasoides D. Don, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 5-10m, có vỏ xám, lốm đốm các lỗ khí hay hình trái xoan. Lá sớm rụng, mỏng, nhẵn, hình tái xoan hoặc thuôn-ngọn giáo, tròn hoặc hơi thon hẹp lại ở gốc, có mũi nhọn sắc, mép có răng cưa, với răng đơnhay kép, tận cùng là một tuyến nâu, dải 5-12cm, rộng 2,5-5cm; cuống lá nhẵn, dài 8-15mm, có 2-4 tuyến dạng đĩa ở chóp có cuống hay không. Hoa màu hồng, xuất hiện trước khi có lá thành cụm hoa bên gần như dạng tán thường có 3 hoa. Quả hạch hình cầu hay dạng trứng, rộng 10-12mm, màu đỏ, có hạch cứng với vách dày. Cây ra hoa tháng 12 – tháng 1 và có quả từ tháng 2 đến tháng 4-5.
Phân bố: Loài này phân bố trên núi cao Hymalaya, Tây Tạng xuống đến nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Cây Anh đào chính thức không có ở nước ta. Ta có nhập trồng một số loài Anh đào của Nhật Bản cũng thuộc chi Prunus.
Bộ phận dùng: Quả phơi hay sấy khô (Fructus Pruni).
Thành phần hoá học: Nhân hạt chứa amydalin, plunasetin (isoflavon), sakurametin, pudumetin (flavon). Vỏ cây chức flavonon glucosid là sakuranin và chacol glucosid một neosakuranin.
Công dụng: Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt. ở ấn Độ các cành nhỏ được dùng để thay thế acid hydrocyanic; nhân hạt dùng làm thuốc trị sỏi và sỏi thận.
Ghi chú: Ở Trung Quốc người ta gọi loài này là Vân Nam âu lý được xem như gần với mận. Còn Anh đào là Prunus pseadocerasus Lindl, có quả ăn được, nhân hạt được dùng làm thuốc trị nóng sinh ngứa ngáy, vỏ thân dùng làm săn da và trừ ho, rễ và lá sát trùng dùng trị vết rắn cắn.