Bệnh thận nên ăn gì và không nên ăn gì?

Nói chung, thận có thể mắc phải các chứng bệnh sau: viêm thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận. Các bệnh về thận đều nguy hiểm hoặc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc quan trọng cần làm là được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, việc ăn uống khi bị bệnh thận cũng được khá nhiều người quan tâm.

Trường hợp bị sỏi thận thì bạn tìm đọc thêm bài “Người bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì?”

Những trường hợp còn lại về bệnh thận, nên ăn gì và không nên ăn gì, cần quan tâm những vấn đề gì khi ăn uống?
 

Theo quan điểm giải phẫu học Tây y thì “thận” chính là 2 quả thận, có tác dụng lọc máu thải chất bã ra ngoài theo nước tiểu, duy trì cân bằng điện giải, pH và nội tiết, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe. Khi bệnh thận thì khả năng lọc máu bài tiết chất bã của thận không còn tốt, mô thận bị suy giảm, tỉ lệ nhiều trên 75% thì gọi là suy thận.

 

  • Không uống quá nhiều nước, đặc biệt là nước ngọt có gas. Khi thận yếu tức là khả năng lọc của thận đã suy giảm, uống nhiều nước sẽ khiến thận phải làm việc nặng nhọc hơn, thậm chí gây ứ nước trong người gây phù. Dĩ nhiên là cũng không thể để cơ thể thiếu nước, người bình thường cần khoảng 40ml nước cho mỗi kilogam cân nặng cơ thể trong một ngày, người thận yếu tùy mức độ mà lượng nước tiêu thụ sẽ giảm đi. Khi đã bị suy thận thì bác sĩ sẽ giúp bạn biết được lượng nước cụ thể được uống hàng ngày.
  • Thận yếu thì vẫn có thể ăn đa dạng các loại trái cây, nhưng trường hợp nặng thì cần hạn chế các loại trái cây nhiều kali như chuối, cam, nho, bưởi, dâu, có thể ăn táo, lê, dưa hấu vì chứa ít kali hơn. Không ăn các loại trái cây khô, hạt khô như nho khô, hồng khô, hạt điều, hạt dẻ, sôcôla,… vì chứa rất nhiều kali. Thận yếu nên khả năng thải kali cũng giảm, nếu nồng độ kali trong máu tăng cao sẽ khiến loạn nhịp tim, vô cùng nguy hiểm. Suy thận thì việc kiêng cữ các loại thực phẩm chứa kali càng nghiêm ngặt hơn.
  • Thực phẩm nhóm bột đường cần được cung cấp đủ để tạo năng lượng cho cơ thể. Gạo, mì, nui, khoai lang, khoai tây thường chứa ít kali.
  • Ăn ít muối, <5g muối mỗi ngày tùy mức độ yếu của thận. Lưu ý cần tránh ăn mắm, khô, mì ăn liền, bánh snack,… vì chứa rất nhiều muối.
  • Đạm cần chọn loại đạm có giá trị sinh học cao như thịt gà, cá, trứng, nhưng lượng sử dụng cần giảm so với người bình thường vì urê sinh ra từ quá trình chế biến đạm trong cơ thể có thể bị ứ lại khi thận đã bị suy yếu. Đạm thực vật nên hạn chế vì chứa nhiều kali.
Tin tức khác:
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2017
Ăn nhiều bơ có tác dụng gì
Bị táo bón nên ăn gì?
Món ăn gì tốt cho người bị táo bón
Mật ong bảo quản để được bao lâu?
Ngừa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Mật ong để được bao lâu?
Bà bầu ăn nhiều trứng vịt có tốt không
Ăn ớt nhiều có hại không?
Ăn chuối nhiều có tốt không?